CHÚA NHẬT II PHỤC SINH B
Kính LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Cv 4: 32- 35;Tvịnh 117;1 Gioan 5: 1-6;Gioan 20:19-31
Hôm nay chúng ta mừng trọng tâm của đức tin Công Giáo. Điều này bắt đầu và có nguồn gốc từ sự Phục Sinh. Không cần đến nhà thờ ngày Chúa Nhật, cầu nguyện, yêu mến tha nhân, hay để thì giờ chú trọng đến Chúa Kitô. Nếu ngài chỉ đơn giản là một người thầy vĩ đại dạy giáo lý của một tôn giáo, đang sống trong ký ức của chúng ta với tình mến thương và hình ảnh đẹp được lồng treo trên tường trong nhà chúng ta. Nếu đó chỉ là những gì mà người đó có, người đó đã chết và chúng ta có vẫn thể tự tồn tại và tiếp tục cuộc sống của chúng ta.
Nhưng nếu Đức Kitô vẫn đang sống trong Thiên Chúa và trong loài người chúng ta thì điều mà thánh Gioan nói với chúng ta trong bài trích thơ của ông trong bài đọc 2 là sự thật “Phàm ai tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, kẻ ấy đã được Thiên Chúa sinh ra…” Chúa Kitô đang sống thực, và trong Ngài chúng ta được sinh ra với một đời sống mới với tư cách là con của Thiên Chúa. Bởi thế, chúng ta sống trong hy vọng rằng Thiên Chúa là Đấng tín thành, và trong sự yêu thương chúng ta của Đức Kitô, Trong sự phục sinh của Đức Kitô, chúng ta được bảo đảm rằng trong bất kỳ các tình huống về sự đau khổ hay sự chết nào của chúng ta có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu thương của Thiên Chúa; như Đức Chúa đã yêu thương Đức Kitô, vì thế Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta trong bất cứ sự chết nào của chúng ta. Bắt đầu từ đây, Đức Kitô cũng chia sẻ sức sống phục sinh của Ngài với chúng ta cho đến trọn đời. Nhờ Đức Kitô sống lại chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Chúng ta được tái sinh là con Thiên Chúa, như thơ thứ nhất của thánh Gioan đã nói với chúng ta hôm nay.
Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta thấy sự yêu mến, thông cảm và yêu đương đóng đinh trên cây thánh giá. Nhưng, hôm nay chúng ta ca tụng rằng sự tốt lành đó đang sống trong và ở giữa chúng ta. Đức Kitô đã sống lại, và bây bởi thế chúng ta có một tình yêu bất diệt trong lòng chúng ta, và chúng ta có thể tận hiến chúng ta cho Đức Kitô. Điều đó là như thế nào? Nếu đời sống chúng ta đã được thay đổi trong sự sống lại và Đức Kitô đang sống trong chúng ta, chúng ta không thể bỏ qua được những bất bình đẳng trong thế giới của chúng ta – Những nạn kỳ thị chủng tộc, những ích kỷ trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, nhũng vi phạm đến người vô tội, những việc tích trữ vũ khí v.v…
Tất cả các môn đệ Chúa Giêsu đã bỏ Ngài chạy trốn hoặc từ chối Ngài, trong khi Ngài cần đến họ nhất. Khi Ngài hiện ra với các môn đệ của Ngài trong phòng khóa kín cửa, lời nói đầu tiên của Ngài dành cho họ là lời tha thứ và hòa giải, “bình an cho anh em”. Sự tha thứ không phải chỉ được ban cho các môn đệ đó. Nó cũng được ban cho mỗi người trong chúng ta nữa. Phía sau bất kỳ cửa nào mà chúng ta tự khóa trong đó, theo cách thiêng liêng, trong tình cảm, hay trong vật chất. chúng ta là những tội nhân được tha thứ, và bây giờ chúng ta được tự do để sống một đời sống vui vẻ. Nhờ Thần Khí của Ngài, chúng ta không chỉ nhìn lại những kỷ niệm về Ngài, mà còn những cảm nghiệm về Ngài trong chúng ta bây giờ để giúp chúng ta thực hiện những gì Ngài đã làm: Tha thứ cho anh em như chúng ta đã được tha thứ.
Người ta nói rằng sự sống lại không thể xãy ra được. Đó chỉ là điều người ta bịa đặt, hay là kết quả của sự đau buồn và thất vọng tột độ của các môn đệ xảy ra khi Đức Giêsu bị hành quyết và giấc mơ của họ đã bị tiêu tan. Nhưng những lời tường thuật như trong phúc âm hôm nay lại nói khác hẳn. Có điều gì đó đã thật sự xãy ra cho các môn đệ đó trong khi họ họp nhau. Họ loan báo là Thầy của họ đã đến với họ. Họ nhìn được Ngài, trông thấy các vết thương của Ngài và nghe Ngài nói chuyện với họ. Đức tin của chúng ta dựa vào sự chứng kiến của họ và vì thế chúng ta tin là còn nhiều hơn những gì chúng ta chỉ thấy và sờ vào trong thế giới này. Chúng ta tin là Chúa Kitô đã sống lại như thánh Gioan nói với chúng ta hôm nay. Đức tin của chúng ta “toàn thắng thế giới”.
Bài đọc thứ nhất trích trong sách Công Vụ Tông Đồ, vẽ nên một hình ảnh tốt đẹp về nét cộng đoàn của các tín hữu tiên khởi. Chúng ta được biết họ cùng đồng tâm và hợp ý để: Cùng nhau chia sẽ cúa cải và “tất cả mọi sự họ có để góp chung với nhau”. Thật thế ư? Hơn nửa – không có người nào thiếu thốn trong họ. Có thật thế không? Thánh Luca mô tả trong sách Công Vụ Tông Đồ như cộng đoàn đó là một cộng đoàn đầy lý tưởng, sống trong hòa thuận và bình an. Trong lời thánh Luca mô tả giáo hội tiên khởi hình như ông muốn minh hoạ những lời dạy của Chúa Giêsu cho những người theo Ngài. Tuy vậy, mặc dù cộng đoàn tín hữu tiên khởi sống có vẻ quá lý tưởng, chúng ta hiểu ý nghĩa chứ? Đó là một cộng đoàn các tín hữu biết quan tâm tới nhau và hy sinh cho nhau. Chúng ta thử nói về cách sống như họ trong chúng ta như cho nhau vay tiền để mua nhà. và giúp đở những người cần được giúp đở trong chúng ta, như là hành vi giúp chúng ta chi tiền của chúng ta cho anh em, hay dành thì giờ rảnh rổi của chúng ta và năng lực của mình để giúp người khác, như Chúa Giêsu đã dạy rất rõ ràng. phải không?
Phúc âm đưa ra một quan điểm khác biệt về giáo hội tiên khởi. Họ đang trốn tránh vì sợ hãi. Điều đó có vẻ thật phải không? Có thể họ giống với chúng ta hơn những người cũng sợ hãi bởi những quyền lực mà chúng ta không kiểm soát được. Khóa cửa lại và ngồi yên!
Các môn đệ Chúa Giêsu là những con người thật, thế nên lời đầu tiên Ngài nói với họ “bình an”; phản ánh lại là có bao nhiêu phần của giáo hội thời nay làm cho chúng ta không được bình an, lo lắng và sợ hãi vì những vụ bê bối: Những quản ly không trung thật, làm số lượng và ngân sách giảm sút, sự chia rẻ nhau và hầu như vắng bó thế hệ trẻ của hàng giáo phẩm? Lời chúc bình an cúa Chúa Giêsu cho các môn đệ, và tiếp liền ngay sau đó Ngài thổi hơi trên các ông và Chúa Thánh Thần đến đem lời tha thứ. Tha thứ là bước đầu tiên trong việc chữa lành một giáo hội và cả thế giới bị tổn thương. Ông Tôma là người đầu tiên cần được chữa lành và tha thứ do trong cộng đoàn là những nhân chứng mà ông không tin. Ông là người bất đồng ý kiến với các tín hữu đầu tiên. Điều đó nghe có vẻ quen thuộc phải không?
Ông Tôma có nhiều điều gây cấn với các người khác, nhưng ít ra ông không bỏ họ đi. Sự chữa lành có thể xãy ra, ngay cả trong một giáo hội bị chia rẻ. Ông Tôma ở lại và cộng đoàn tiếp tục chấp nhận ông. Bởi thế ông ta có mặt khi Chúa Giêsu hiện ra. Chúa Giêsu nói với ông để thúc đẩy ông tin. Cộng đoàn giáo hội đã không đuổi ông Tôma, và đã luôn đồng hành với ông để ông cảm nghiệm dược sự phục sinh của Chúa Kitô cho chính ông. Câu chuyện của Tôma có thách thức chúng ta không? Thông Thường chúng ta quá nhanh nhạy lên án những người có suy nghĩ khác chúng ta, và bác bỏ một cách dễ dàng những người có cuộc sống khác chúng ta.
Trong khi tôi đi giảng từ giáo xứ này qua giáo xứ khác, tôi để ý có sự chia rẽ giữa những người “theo chủ nghĩa thoáng” và những người “bảo thủ”. Chúng ta thường nhanh chóng phán xét người khác một các mau lẹ, bác bỏ và không nghe những người khác phe mình. Chúng ta có xu hướng chỉ nói với những thành viên trong trong nhóm của mình, nhưng không hề tiếp cận và lắng nghe kẻ khác. Sự chia rẽ đó không giúp ích gì cho giáo hội cả.
Có điều gì đó trong việc ở lại với nhau, và không bỏ ra đi. Đối với một cộng đoàn đang họp nhau mà Đức Kitô phục sinh đã đến và ở giữa họ mà ông Tôma được tha thứ và được ơn bình an. Ông Tôma sẵn sàng chấp nhận là ông đã sai và chính Chúa Giêsu chắc chắn ông được chào đón lại. Kết quả là chúng ta đã có được những lời nói đáng nhớ của ông Tôma đã thốt ra trước mặt Chúa Kitô sống lại. Lời nói đó đã giúp truyền cảm hứng, hình thành và bày tỏ đức tin của chúng ta: “Lạy Chúa của con, Lạy Thiên Chúa của con”.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
Nguồn: vietcatholicnews.net
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận