NGƯỜI GIÁO DÂN THI HÀNH SỨ VỤ TÔNG ĐỒ TRONG THẾ GIỚI HÔM NAY THEO TÔNG HUẤN CHRISTIFIDELES LAICI
Lm. Đaminh Ngô Quang Tuyên
Thư ký UB.LBTM
WHĐ – Tông Huấn của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, “Christifideles laici” (“Các Kitô hữu giáo dân”) được công bố ngày 30-12-1988, sau Thượng Hội Đồng Giám Mục (THĐGM) lần thứ 7 (1 – 30 tháng 10, 1987) với chủ đề “Ơn gọi và Sứ mạng của người giáo dân trong Hội Thánh và trong Thế Giới hai mươi năm sau Công Đồng Vaticanô II.” Chủ đề của THĐGM cho thấy rõ nội dung của THĐGM là khai triển đường hướng của Vaticanô II về Vai trò và Sứ mạng của người giáo dân trong Hội Thánh. Tông Huấn Christifideles laici của ĐGH Gioan Phaolô II đúc kết các thành quả của THĐGM này và có thể được gọi là một “Hiến Chương Tông Đồ của Người Giáo Dân.”
Bản văn Tông Huấn gồm một đoạn mở đầu (các số 1-7) và 5 chương:
- Phẩm giá của người giáo dân trong Hội Thánh-Mầu Nhiệm (số 8-17)
- Sự tham dự của giáo dân vào đời sống của Hội Thánh-Hiệp Thông (số 18-31)
III. Tinh thần đồng trách nhiệm của giáo dân trong Hội Thánh- Sứ vụ (số 32-44)
- Những người quản lý tốt ân sủng muôn hình vạn trạng của Thiên Chúa (số 45-46)
- Việc huấn luyện người giáo dân (số 57-64)
Tông Huấn kết thúc bằng một lời cầu nguyện với Đức Trinh Nữ Maria.
Christifideles laici khai triển dựa trên các hình ảnh Kinh Thánh về vườn nho (Mt 20,1) và về cây nho và cành nho (Ga 15,5). Theo Đức Gioan Phaolô II, có thể nói tầm quan trọng của THĐGM 1987 hệ tại sự nhìn nhận của THĐGM rằng mọi người được nghe tiếng Chúa kêu gọi vào làm vườn nho của Người (số 64). [1]
Vườn nho biểu thị toàn thể thế giới cần được biến đổi (số 1).[2] Câu Kinh Thánh, “Thầy là cây nho, anh em là cành nho,” “khiến chúng ta nghĩ về việc sinh hoa kết quả và sự sống… Sinh hoa kết quả là một đòi hỏi cơ bản của đời sống trong Đức Kitô và trong Hội Thánh” (số 32).[3]
Ý muốn của Đức Thánh Cha là khuyến khích các khả năng và trách nhiệm của người giáo dân trong sự hiệp thông và sứ mạng của Hội Thánh (số 2).[4] Do đó điều cơ bản là phải nhìn các khả năng và trách nhiệm này trong “bối cảnh sự hiệp thông của Hội Thánh” (số 18).[5] trong đó mỗi người giáo dân “có phần đóng góp hoàn toàn độc đáo của mình cho toàn thân thể” (số 20).[6]
Phẩm giá và sứ mạng của người tín hữu giáo dân đặt nền trên “sự mới mẻ triệt để của đời sống Kitô hữu phát sinh từ Phép Rửa” (số 10).[7] Đức Thánh Cha chấp nhận lời kêu gọi của THĐGM mô tả người giáo dân bằng các thuật ngữ có tính khẳng định (thay vì phủ định, như kiểu mô tả rằng các giáo dân “không phải là” linh mục hay tu sĩ thánh hiến), vì thế ngài nhấn mạnh rằng chỉ có thể mô tả một cách cơ bản về người giáo dân bằng cách nhìn nhận sự phong phú của mầu nhiệm Phép Rửa (số 9).[8] Ơn gọi nên thánh là phổ quát và đặt nền trên Phép Rửa; trên thực tế, “ơn gọi nên thánh” là một yếu tố cơ bản của đời sống mới trong Phép Rửa (số 17)[9].
Ơn gọi và sứ mạng của người giáo dân là loan báo Tin Mừng (số 33)[10] và đóng một vai trò chủ động, có trách nhiệm trong việc tái Phúc Âm hóa thế giới.[11]
Chủ đề Kinh Thánh về việc sinh hoa kết quả được Đức Thánh Cha nhấn mạnh một lần nữa khi thảo luận về mục tiêu của việc đào luyện người giáo dân, đó là không ngừng khám phá ra ơn gọi của mỗi cá nhân và “ngày càng muốn sống ơn gọi ấy hơn” (số 58).[12] Đức Thánh Cha nhấn mạnh việc đào luyện toàn diện và liên tục (số 57).[13]
Nét đặc trưng của bậc giáo dân là ở “tính chất trần thế” của bậc này (số 55).[14] Ơn gọi người giáo dân “liên quan cách riêng tới tình huống của họ trong thế giới” (số 15).[15] Cần tránh hai cám dỗ: (1) quá quan tâm tới các “việc phục vụ và việc đạo” khiến người giáo dân không “tích cực tham gia các trách nhiệm của họ” trong thế giới; (2) “bào chữa cho sự tách biệt không thể biện minh giữa đức tin và đời sống” (số 2).[16] Việc đào luyện giáo dân phải được tích hợp, chứ không được trình bày đời sống “thiêng liêng” và đời sống “trần thế” như thể hai đời sống song song không liên quan gì với nhau (số 59).[17] Đức Thánh Cha nói thêm rằng đức tin mà không tác động tới văn hóa của một người là một đức tin “không được suy nghĩ thấu đáo, không được sống một cách trung thành” (số 59).[18]
Khi đề cập đến vai trò người phụ nữ trong Hội Thánh, Đức Thánh Cha trích lại một khuyến nghị của THĐGM rằng:
– Hội Thánh cần “nhìn nhận mọi tài năng của những người nam và người nữ cho đời sống và sứ mạng của Hội Thánh, và sử dụng các tài năng ấy” (số 49).[19] với những dịch vụ và trách vụ trong Giáo Hội, đến nỗi đôi khi sao lãng trên thực tế các trách nhiệm chuyên môn của mình thuộc các lãnh vực nghề nghiệp, xã hội, kinh tế, văn hóa và chính trị; cám dỗ ngược lại là bào chữa cho sự tách biệt không thể biện minh giữa đức tin và đời sống, giữa việc đón nhận Tin Mừng và hoạt động cụ thể trong các lãnh vực trần thế khác nhau.”
Nhiều quy định của Bộ Giáo Luật 1983 về sự tham gia của phụ nữ trong đời sống và sứ mạng của Hội Thánh cần phải được phổ biến rộng rãi hơn và “được thể hiện kịp thời và quyết tâm hơn” (số 51).[20]
Bước đầu tiên để cổ vũ sự tham gia đầy đủ trong Hội Thánh và xã hội là công khai nhìn nhận phẩm giá cá nhân của họ (số 49).[21]
Các mục tử của Hội Thánh cần “nhìn nhận và khuyến khích” các thừa tác vụ, chức vụ, và vai trò của giáo dân “được đặt nền trên Phép Rửa, Thêm Sức và Hôn Phối.” Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong THĐGM, “có một lời phê bình được nêu lên” về việc sử dụng thuật ngữ “thừa tác vụ” một cách quá bừa bãi khiến người ta lẫn lộn hay san bằng chức tư tế cộng đồng với chức tư tế thừa tác (số 23).[22] Các thừa tác vụ, chức vụ và vai trò của giáo dân trong Hội Thánh cần phải được “thi hành phù hợp với ơn gọi giáo dân chuyên biệt của họ” (ibid.). Tiếp theo là phần trình bày về các đoàn sủng và các ơn của Chúa Thánh Thần (số 24).[23]
Ngoài ra, Tông Huấn cũng bàn đến các mối quan tâm khác bao gồm các vấn đề về người già, các hiệp hội và các phong trào, văn hoá, gia đình, vai trò của nam giới, giáo xứ, đời sống công cộng và chính trị, các cộng đoàn Kitô hữu nhỏ, linh đạo, lao động và giới trẻ.
Trích Tập san Hiệp Thông / HĐGM VN, Số 104 (Tháng 1 & 2 năm 2018)
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận