Ngày 28/9: Lô-ren-xô Ru-y và các bạn – Tử đạo (từ 1633 đến 1637)
1. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ
Mười sáu vị tử đạo là thành viên hoặc có liên hệ với dòng Đa-minh, đã đổ máu đào tại Nagasaki (Nhật bản) trong khoảng từ 1633 đến 1637. Các ngài được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước tại Manila năm 1981 và phong thánh ngày 18 tháng mười năm 1987. Lễ kính các ngài được đưa vào niên lịch phụng vụ Roma năm 1988.
Lorenzo Ruiz là chủ gia đình, sinh tại Manila (Phi-lip-pin), cha người Tây Ban Nha, mẹ Philippin. Lorenzo được xem là đứng đầu trong số các vị tử đạo này
Các ngài tuổi tác cũng như địa vị khác nhau: hai tu sỹ, hai nữ tu, ba giáo dân trong đó có Lorenzo Ruiz, và bảy linh mục, trong đó có vị trưởng giáo đoàn, linh mục Antoine Gonzales dòng Đa minh và linh mục Guillaume Courtet người Pháp. Tất cả các ngài đã góp phần vào công cuộc truyền giáo ở Đài Loan, Philippin và quần đảo Nhật bản
2. Thông điệp và tính thời sự
Lời nguyện trong ngày ca ngợi sự “kiên trì” của các thánh Lorenzo và các bạn tử đạo, trong việc phụng vụ Chúa và tha nhân
Vào đầu thế kỷ XVII, một phong trào truyền giáo mạnh mẽ được thực hiện tại châu Á chủ yếu do các tu sỹ Dòng Tên. Chính để đáp ứng phong trào truyền giáo này, thánh Lorenzo Ruiz và các bạn đã quyết định sang Nhật, mặc dầu nước này vào cuối thế kỷ XVI đã có khoảng ba trăm ngàn tín hữu nhưng cũng trục xuất người ngoại quốc và bôi nhọ Kitô giáo. Bị một trận bão đẩy tới Okinawa, Lorenzo và các bạn bị bắt, xét xử và kết án tử hình. Sau khi bị tra tấn mang rợ, cuối cùng các ngài bị hành quyết.
Đáp ca của bài đọc tiểu sử trình bày các vị như thế này: “Mắt hướng về Đức Kitô, các ngài đã đổ máu mình vì Chúa. Cùng chung tâm hồn, chung đức tin, các ngài đã bắt chước Chúa trong cái chết của mình”.
Gương thánh Lorenzo và các bạn nhắc nhở chúng ta rằng “là Kitô hữu, tức là phải dâng chính bản thân mỗi ngày đền đáp ân huệ Đức Giêsu đã đến trong thế gian để mỗi người được sống, sống dồi dào” (Gioan Phaolô II trong Phụng vụ bài đọc). Chính vì thế thánh Lorenzo đã trả lời trước tòa: “Cho dẫu tôi có cả ngàn cuộc sống, tôi cũng dâng hiến tất cả … Điều tôi ao ước chính là được chết vì Chúa”.
Enzo Lodi
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận