Ngày 24/8: Thánh Batôlômêô Tông đồ

496 lượt xem Hạnh Các Thánh
Listen to this article

Thánh Batôlômêô Tông đồ

Lễ kính

 

12387 St.batolomeo

1. Ghi nhận lịch sử – phụng vụ

Lễ thánh Bartôlômêô được cử hành từ thế kỷ thứ VIII trong các xứ Francs, đến thế kỷ thứ IX-X thì lan sang Roma. Lễ cử hành vào ngày 24 hoặc 25 tháng tám; với người Byzance, ngày 25 trùng lễ kính chuyển hài cốt của Người, còn lễ chính là ngày 11 tháng 6, chung với thánh Banabê. Lịch thánh Piô V đã ấn định lễ này vào ngày 24 tháng tám.

Bartôlômêô (có nghĩa là con của Tolamai) là một trong Nhóm Mười hai, các Phúc âm thường nhắc chung với Philipphê (Mt 10,3). Người ta thường cho rằng Bartôlômêô cũng là Nathanael, nhưng điều này không có cơ sở. Nếu phải là Nathanael, chắc hẳn người có gốc ở Cana (Ga 21,2) và đã được Philipphê đem đến trình diện Đức Giêsu (Ga 1,45). Một số tài liệu ngụy thư cho rằng thánh Bartôlômêô đã sang giảng Phúc âm ở Tây An (theo Eusèbe) hoặc các vùng gần Ethiopie (theo Rufin và Socrate), hoặc thậm chí còn tới Đại Arménie (theo kinh nghiệm các Tông đồ). Hình như Ngài đã bị lột da sống, theo luật hình Ba Tư, sau đó bị chặt đầu rồi đóng đinh thập giá. Người ta cho rằng hài cốt của Ngài được tôn kính ở Roma, nơi đảo Tibérine, và ở Francfort nước Đức. Thánh Bartôlômêô được coi là người bảo vệ các bệnh nhân, các ông bà bán thịt, thợ thuộc da và thợ đóng sách.

2. Thông điệp và tính thời sự

Lời nguyện trong ngày ca ngợi “đức tin ngay thực” của thánh Bartôlômêô. Hiển nhiên điều này muốn liên hệ đến lần Nathanael gặp Đức Giêsu được Phúc âm Gioan kể lại (1,45-49). Theo lời Chúa nói: “Đây là một người Israen đích thực không giả dối”, và Nathanael đáp lại: “Rabbi, Thầy là con Thiên Chúa, là vua Israen”. Người môn đệ mới đã hào hứng nhận ra nơi Đức Giêsu Thầy, Con Thiên Chúa và vua Israen.

Câu kết của lời nguyện trên lễ vật xin Chúa cho Giáo hội “trở nên bí tích cứu rỗi muôn dân”. Bài giảng của thánh Gioan Kim Khẩn: Phụng vụ bài đọc trích dẫn – nhấn mạnh rằng, để loan truyền phúc âm ra khắp thế giới, Chúa đã muốn dùng “mười hai con người ngu dốt, nhát đảm, sợ sệt, hầu chứng tỏ rằng sự yếu đuối của Chúa còn mạnh hơn mọi người”. Từ đó, cũng như mọi tông đồ trong Phúc âm, Giáo hội có thể cùng lặp lại với thánh Phaolô: Tôi có thể làm tất cả mọi điều trong Đấng bổ dưỡng tôi. Trong yếu đuối, chửi bới, áp bức, bách hại cũng như lo lắng. Khi tôi yếu là lúc tôi mạnh (2 Cr 12,10 – đáp ca Phụng vụ bài đọc).

Enzo Lodi

Trả lời