Ngay từ nhỏ, cha mẹ đã gửi Delgado tới trường mẫu giáo của các Nữ Tu dòng Xitô rồi dòng Biển Đức, Được các Nữ Tu chăm sóc, dậy chữ và giáo lý nên Delgado đã được hấp thụ một nền giáo dục tôn giáo rất vững chắc. Sau lớn lên, Delgado xin vào Dòng Đa Minh tại tu viện Catalayud thuộc tỉnh dòng Aragon.
Thầy Delgado vao Nhà Tập rồi khấn Dòng lúc 20 tuổi. Sau đó được gửi đi học triết và thần học.Tuy nhiên ngay từ khi còn học với các Nữ Tu dòng Xitô và dòng Biển Đức, thầy Delgado đã được nghe các Sơ kể truyện các Nhà Truyền Giáo ở Viễn Đông rất khó nhọc nhưng các Ngài rất can đảm lo việc truyền giáo, tới khi được đọc thư của cha chính Alonsô Phê ở Việt Nam đề ngày 25 tháng 6 năm 1780 báo cáo về số người và công việc rất nhiều, cần xin thêm người, thầy Delgado thấy lòng mình rộn lên, ước mong được nhập hàng ngũ các Nhà Truyền giáo ở Việt Nam. Năm 1785, sau khi bàn hỏi ý kiến của cha linh hướng và các Bề trên, thầy Delgado chính thức xin chuyển qua tỉnh dòng Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi và sau đó thầy được gửi đi Manila Phi Luật Tân để tiếp tục học thần học và học hỏi về công việc truyền giáo tại Việt Nam.
Năm 1787 thầy Delgado thụ phong linh mục tại Manila và năm 1788, Ngài cùng với 15 linh muc tu sĩ khác tình nguyện sang truyền giáo tại Việt Nam. Nhưng Bề trên chỉ chọn cha Delgado và một linh mục nữa gửi sang Việt Nam Hai nhà truyền giáo trẻ trung xuống tàu đi Việt Nam. Thế nhưng tại Việt Nam khi đó đang có nội chiến nên tàu không thể cập bến nên phải chu du từ Macao đến Malacca rồi cuối cùng lại phải trở về Macao. Trong thời gian chu du này, cha Delgado thiết tha cầu xin Chúa cho giấc mơ truyền giáo sớm được thực hiện, ngài nóng lòng được sớm đặt chân tới Việt Nam. Ngài phải chờ đợi mãi tới năm 1790 Ngài và 3 linh mục khác, trong đó có cha Henares Minh sau làm Giám mục mới thực sự đặt chân trên mảnh đất yêu kiều Việt Nam. Tới Việt Nam, Ngài ra công sức học tiếng Việt Nam và tìm hiểu về phong tục, tập quán của người Việt Nam. Sau đó, Bề trên đặt Ngài làm Giám đốc chủng viện, rồi làm cha Chính Địa phận, kiêm chức đại diện các linh mục dòng Đa Minh tại Việt Nam.
Ngày 11 tháng 2 năm 1794 Đức Giáo Hoàng Piô VI đặt Ngài làm Giám mục Phó với quyền kế vị, nhưng đợi mãi tới tháng 9 năm sau Ngài mới được tấn phong lúc 33 tuổi. Ngài nổi tiếng là thông thái, nhân đức và rất hiểu biết về văn hoá Việt Nam nên Ngài dễ dàng hoà đồng với mọi hoàncảnh của Việt Nam.
Tháng 8 năm 1798 vua Cảnh Thịnh ra sắc chỉ cấm đạo, triệt hạ các nhà thờ, bắt bớ các vị Thừa Sai linh mục và Thầy Giảng, bắt buộc các tín hữu phải bỏ đạo, phải bước lên Thánh Giá. Đức Cha Delgado Y viết thư cho các giáo sĩ cất các đồ đạo, và nếu ẩn trốn thì cũng đừng đi quá xa để còn sống gần giáo hữu và giúp đỡ việc thiêng liêng khi các tín hữu cần đến,
Riêng Ngài, Ngài vẫn đi thăm viếng các xứ đạo cách âm thầm, chăm lo cho từng linh mục, Thầy Giảng đang hoạt động truyền giáo trong giáo phận. Trong một văn thư Ngài viết gửi cho Bề trên Tổng Quyền ở Rôma, Ngài viết: “Các linh mục phải ẩn trốn trong các hầm hố, trong rừng sâu hay trên đồng vắng. Nhưng vẫn lén lút có khi phải cải trang về chăm lo mục vụ cho các tín hữu. Xin cầu nguyện cho anh em tại đây”.
Đến thời đai vua Gia Long và những năm đầu của vua Minh Mạng, tình hình cấm đạo đã nhẹ nhõm. Đức Cha Delgado Y lợi dụng tình thế, tổ chức giáo phận vững chắc hơn. Ngài ưu tư tới việc đào tạo các linh mục ngưòi bản xứ.mở chung viện tại
Ninh Cường, Lục Thủy, Tiên Chu, Ngọc Đồng. Nhờ vậy mà chỉ trong vòng 10 năm sau con số linh mục lên tời 54 linh mục. vừa Việt vừa Tây Ban Nha, có thêm 10 ngàn người lớn xin Rửa Tội, con số giáo dân toàn giáo phận lên tới 160 ngàn, và gần 800 giáo xứ và họ đạo Giáo dân đang sống trong an bình như thế thì năm 1838 sóng gió lại nổi lên với người Công giáo. Vua Minh Mạng được báo cáo là quan tổng đốc tỉnh Nam Định là Trịnh Quang Khanh không tích cực thi hành sắc lệnh cấm đạo của vua nên vua cho triệu hồi Trịnh Quang Khanh về kinh đô khiển trách. Bị khiển trách và đe đọa bị mất chức nên khi trở về tỉnh, Trịnh Quang Khanh đã trở thành con hùm xám thẳng tay đàn áp đạo Chúa Vua lại sai tướng Lê văn Đức chỉ huy hơn hai ngàn quân lính từ kinh đô về tăng cường để bắt đạo. Cuộc lùng bắt đạo lại sôi sục khắp nơi. Các Chủng viện Ninh Cường và Lục Thủy cũng như nhiều Nhà Chung, Nhà Dòng đều bị kiểm soát rồi dần dần phải đóng cửa. Các Chủng sinh phải giải tán. Các Giám mục, linh mục đều phải trốn lánh, nhiều vị phải trốn dưới hầm tại làng Kiên Lao.
Thời đó, Kiên Lao là một trong những trung tâm Truyền giáo lớn, một giáo xứ lớn có tới hơn 5 ngàn giáo dân. Các chức sắc trong xứ rất sốt sắng trong việc giúp đỡ và bảo vệ các linh mục cũng như giám mục. Họ dàn xếp chỗ ẩn trốn cho các giám mục, các linh mục, mỗi vị ở một chỗ rất chu đáo. Trong làng có ông đồ Hy dạy học, ông dò xét và nghi là trong làng có các đạo trưởng trú ẩn, ông dò hỏi rồi đi báo với các quan.
Được tin báo, ngày 27 tháng 5 năm 1838 quan Lê văn Thế dẫn hơn hai trăm lính về vây làng Kiên Lao nhưg không bắt được ai nên bỏ đi. Sáng hôm sau quan lại cho lính trở lại vây kín những nơi đã được chỉ điểm. Trong khi đó, Đức Cha Delgado Y vì yếu nên mấy người thanh niên khiêng đi trên võng bị lính chặn lại, Ngài bị bắt ngay trên võng, quân lính trói Ngài vài vui mừng reo hò cáng về đình làng, quên cả việc truy
Về tới đình làng, quan hỏi Ngài: nã các Thừa Sai khác, nhờ vậy mà nhiều linh mục thoát nạn.
-“Ông ở đâu tới?’
Đức Cha bình tĩnh trả lời:
– “Tôi ở nơi khác mới đến làng này. Họ chẳng liên hệ gì tới tôi”
Quan nói tiếp:
– “Ông đã bị bắt, ông có thể tự vẫn như những người dũng cảm thường làm không?”
Đức Cha trả lời:
– “Chúng tôi không được tự vẫn, vì đó là trọng tội. Nhưng nếu vì đạo, quan truyền giết tôi thì tôi hết sức vui mừng”.
Quan nghe Ngài nói thì cười rồi ra lệnh nhốt Ngài vào cũi để đưa Ngài về Phủ Xuân Trường.
Bị giải về nộp cho quan Lê Văn Thế ở Phủ Xuân Trường, Đức Cha vẫn bị nhốt trong cũi gỗ, bốn phía có các hàng song như cũi giam dã thú, các song gỗ đóng liền sát với nhau để không thể phá được. Trên nóc cũi có một cửa nhỏ để đưa đồ ăn, chiếc cũi thấp nên Đức Cha không thể đứng lên được, chỉ có thể bò qua lại mà thôi. Đức Cha được ở trong cũi này cho tới ngày chết và bị xử trảm.
Trong khi đó, tại tỉnh Nam Định, quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh nghe tin bắt được Đức Cha Delgado Y, quan vui mừng truyền lệnh cho tăng cường thêm 100 lính tới giải Đức Cha về Nam Định ngay. Về nhà giam Nam Định, Ngài vẫn bị giam trong cũi và bị hành hạ cực khổ, bị nhịn đói nhịn khát, ngày đêm vẫn bị nhốt trong chiếc cũi như con vật. Một vài lần quan gọi Đức Cha ra toà để tra vấn, Ngài không khai điều gì có thể liên lụy đến bất cứ ai, cho nên quan rất bực tức, cho lính chửi bới thậm tệ bằng những lời nói làm xỉ nhục, hành nhục và nhổ cả lên mặt Ngài. Ngài vẫn nhịn nhục chịu mọi cực hình. Có lần tra vấn xong thì họ khiêng cũi đưa ra cửa thành để ban ngày thì phơi nắng, nóng cháy da cháy thịt, ban đêm thì lạnh lẽo. Ngài vẫn ngồi trong cũi, lần hạt đọc kinh, trên tay lúc nào cũng ôm cuốn sách kinh. Quan tổng đốc cố ý hành nhục Ngài như vậy để mong Ngài khai và thuyết phục Ngài bước qua Thánh Giá. Nhưng ngoài những lời khai về lý lịch của Ngài, Ngài không hề tiết lộ một người nào hay một nơi nào liên hệ tới Ngài. Có lần Ngài nói với quan và những người hành hạ Ngài rằng:
– “Tôi tin chắc chắn rằng quan và và người chưa hiểu biết gì về đạo Thiên Chúa, nếu các Ngài biết, tôi tin chắc chắn các ngài sẽ theo, chứ không cấm cách như bây giờ”.
Sau 43 ngày giam trong cũi và qua nhiều lần tra vấn cũng như bị hành nhục, bị đói khát, bị đánh đập nhưng không thuyết phục được Ngài, nên ngày 14 tháng 6 năm 1838 quan tổng đốc Trinh Quang Khanh trình bản án lên triều đình, xin vua phê chuẩn. Vua Minh Mạng muốn ghép Ngài vào tội “làm mật thám” chứ không muốn kết tội giảng đạo Gia Tô. Nhưng Ngài không chịu. Ngài nói với quan rằng:
-“ Tôi ở An Nam đã 48 năm. Tôi có giấy tờ của Tiên Đế là Gia Long cho phép tôi giảng đạo.Tôi không làm mật thám nên không thể ghép tôi vào tội ấy”.
Sau đó, án lần thứ hai gửi vào kinh đô bị ghép tội giảng tà đạo Gia Tô, vua Minh Mạng phê chuẩn. Nhưng bản án chưa về kịp thì Ngài đã quá kiệt sứcvì bị giam trong cũi quá cực khổ, bị đói khát, lại vì già yếu, vì bệnh tật nên Ngài đã tắt thở trong cũi ngày 12 tháng 7 năm 1818. Hưởng thọ 76 tuổi,làm giám mục 43 năm Sau khi tắt thở, quân lính lấy vải cuốn đầu ngón chân đốt xem Ngài đã chết thật chưa rồi thông báo cho quan Tổng đốc tỉnh Nam Đinh là Trịnh Quang Khanh. Dầu đã chết, Trịnh Quang Khanh cũng cho thi hành đúng bản án, bắt lính khênh cũi Ngài ra pháp trường Bảy Mẫu, mở cũi rồi đưa thi thể Ngài ra chém đầu trước sự hiện diện của quan Giám Sát và đông dảo những người tham dự.
Các đạo hữu đã xin xác Ngài đem về an táng tại bàn thờ ngôi thánh đường đã bị phá hủy ở Bùi Chu. Đầu của Ngài bị treo trên cây 3 ngày rồi buông xuống sông. Vị Hoàng. Sau hơn 3 tháng người ta mới vớt được, đem về an táng chung với thi thể của Ngài.
Ngày 27 tháng 5 năm 1900, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII tôn phong Ngài lên hàng Chân Phước và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Lm. Nguyễn Ðức Việt Châu, SSS
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận