Ngay từ nhỏ, Ngài đã có lòng ao ước dâng mình trong Nhà Chúa và theo đuổi ơn gọi làm linh mục.Ngài đã xin làm môn đệ Đức Cha Labartette Bình, xin Đức Cha nhận và nâng đỡ để sau này được sống gần Đức Cha. Nhưng vì trong gia đình cụ Nguyễn Hữu Hiệp đã có hai người con trai đi tu rồi nên cụ Nguyễn Hữu Hiệp bắt cậu Quỳnh trở về để có người con nối dõi tông đường. Vâng lời cha mẹ Ngài đã trở về rồi sau đó lập gia đình với một thiếu nữ Công Giáo ngoan hiền trong xứ.
Năm 1800 Ngài phải nhập ngũ trong quân đội của Nguyễn Ánh đi chiến đấu chống quân Cảnh Thịnh, lập được chiến công nên được vinh thăng chức Vệ Úy. Tới năm 1802, đất nước thanh bình, vua Gia Long lên ngôi, Ngài xin giải ngũ trở về mua đất làm nhà, sống nghể buôn bán và đi học nghề làm thuốc.Ngài chữa được nhiều con bệnh, giúp rất nhiều người nghèo khó, những người nghèo thì Ngài chữa bệnh và cho thuốc miễn phí lại còn giúp đỡ thêm tiền bạc. Thấy vậy, vợ con than phiền và tỏ ý không bằng lòng thì Ngài nói:
–“Tôi chưa thấy ai giúp đỡ cho những người nghèo đói mà Chúa lại để cho họ phải túng thiếu. Chúa cho chúng ta sống, tất nhiên Chúa đã quan phòng cho chúng ta”
Làm nghề Thầy Thuốc lại chữa bệnh mát tay như thế nên dần dần Ngài trở thành một lương y nổi tiếng khắp nơi. Từ quan tới dân trong Huyện, nếu bị bệnh tất tất đều tìm đến Thầy Lang Năm Quỳnh. Vì biết Ngài tốt lành, giầu lòng bác ái và có tinh thần phục vụ như thế nên dân làng trong xứ Mỹ Hương bầu Ngài làm Trùm Chánh của xứ. Với trách vụ này, Ngài lại càng nhiệt tình chăm lo việc trong xứ đạo và đặc biệt lưu ý giúp đỡ các linh mục cũng như các vị Thừa Sai trong vùng. Ngài còn dành ra nhiều thời giờ dạy giáo lý, tổ chức các buổi đọc kinh cầu nguyện trong xứ rất sôt sắng.
Tới tháng 6 năm 1838, vua Minh Mạng ra lệnh bắt đạo rất gay gắt và cho truy lùng bắt các linh mục, đặc biệt là linh mục Thừa Sai Candath Kim được mật báo cho biết là đang ẩn trốn tại Quảng Bình. Biết được tin ấy, ông Năm Quỳnh vội vã bí mật đưa cha Candath Kim tới một trang trại cũ của tổ tiên để lại ở Kim Sen. Ngài cũng mang theo một số ảnh tượng, giấy tờ quan trọng của xứ Mỹ Hương để cất giấu ở trang trại này. Mấy ngày sau, Ngài sai người giúp việc rất trung thành tên là Du trở về Mỹ Hương lấy thêm một ít đồ dùng cần thiết, thì trên đường về, ông Du bị quân lính chặn đường, bắt để tra hỏi nơi ông Trùm Năm Quỳnh giấu cha Candath Kim. Ông Du không nói , bị đánh đau quá nên ông nói ông Trùm Năm Quỳnh có cất giấu một ít đồ đạo ở Kim Sen. Nghe theo lời khai đó, quan vội vã lệnh cho quân lính cấp tốc tới vây Kim Sen, lục soát bắt được Ngài và tịch thu một số ảnh tượng và đồ đạo, rồi giải Ngài về Đồng Hới
Về tới trại giam Đồng Hới, Ngài vui mừng được gặp lại Đức cha Borie Cao, cha Khoa, cha Điểm, thầy Tự và một số bạn bè đồng đạo cũng đang bị giam ở đó. Cùng bị giam và cũng rất nhiều lần Ngài bị tra tấn chung với các Đấng khác, nhưng lần nào thì Ngài cũng chứng tỏ sự kiên cường chiụ mọi đau đớn. Nhiều lần các quan muôn tha Ngài vì biết Ngài là một lương y cao tay, đã có những lần chính Ngài đã chữa bệnh cho các quan, nên các quan trọng nể và khuyên Ngài:
– “Này ông Năm Quỳnh, ông bước qua ảnh tượng một lần thôi thì chúng tôi sẽ cho ông về ngay với vợ con”
Ngài vui vẻ trả lờI:
– “Cám ơn các quan. Các quan tha thì tôi về, còn việc bước qua ảnh tượng thì có phải chết cũng không bao giờ tôi chối Chúa. Dầu chỉ một lần thì dứt khoát cũng không bao giờ tôi bức lên ảnh tượng Chúa tôi”
Có lần các quan lệnh cho lính kéo Ngài qua Thánh Giá rồi la lớn tiếng rằng”
– “A, tên Năm Quỳnh đã chối đạo rồi!”
Ngài lớn tiếng phản đối rằng:
– “Việc này là do các quan cho lệnh lính kéo tôi qua Thánh Giá, nếu có tội thì là tội các quan chịu, chứ tôi không có tội’
Thấy Ngài vững vàng như thế thì các quan bực mình và cho lệnh đóng gông rồi giải về giam trong ngục.Ngài xin các quan cho Ngài một bản án được chết cho Chúa chứ nhật định sẽ không bao giờ chối Chúa. Hình khổ và đớn đau Ngài sẵn sàng đón nhận vì đạo Chúa, vì tin yêu Chúa.
Chờ đợi đã lâu, đánh đập, đòn vọt và hình khổ đã nhiều thế mà không một người nào sợ hãi mà bước qua Thánh Giá. Các quan thất vọng, liền gửi án về kinh xin án lệnh của Vua. Theo bản án thì Đức Cha Borie Cao bị kết án trảm quyết (chặt đầu), các cha Khoa và cha Điểm bị kết án xử giảo (thắt cổ), còn thầy Nguyễn Khắc Tự và ông Nguyễn Hữu Quỳnh tự Năm Quỳnh cũng bị xử giảo nhưng giam hậu, có nghĩa là lệnh xử sẽ ban hành sau.
Sau khi xử Đức Cha Borie Cao, cha Khoa, cha Điểm, thầy Tự và ông Năm Quỳnh còn bị giam trong nhà tù gần hai năm nữa. Vua có ý kéo dài ngày xứ như vậy là vì hai ngài không phải là đạo trưởng, chỉ là thứ dân mà thôi nên vua muốn để thuyết phục hai Ngài bỏ đạo. Trong thời gian gần hai năm trời này, nhiều lần các Ngài cũng đã bị ra trước toà án để bị tra vấn, nhiều lần cũng bị đánh đập, hành hạ, nhịn đói, nhịn khát. Nhưng đốI vớI tất cả những sự khốn khó bà đau đớn ấy các Ngài đã can đảm chấp nhận hết, không một lờI kêu ca, than vãn. Các Ngài luôn cầu nguyện và tạ ơn Chúa đã cho các Ngài được vinh dự chia sẻ sự đau đớn của Chúa trên Thập Giá. Nhiều lần các quan cho người nhà tới thăm nuôi và xin người nhà khuyên dụ các Ngài bước qua Thánh Giá để được tha về với vợ con. Nhưng các Ngài còn khuyên bảo những người tới thăm nuôi rằng: Hãy cầu nguyện và tạ ơn Chúa thay cho chúng tôi. Đước chềt vì Chú’a là một ơn trọng đại lắm.
Vì để lâu ngày quá và nhất là vì các quan tỉnh Quảng Bình khẩn khoản xin nhiều lần quá nên vua Minh Mạng đã phê chuấn bản án ngày 12 tháng 6 năm 1840. Người con cả của ông Trùm Nguyễn Hữu Quỳnh tên là Nguyễn Hữu Ngôn được tin vội vào nhà tù báo tin lúc Bố đang dọn ăn sáng. Bố vui mừng bỏ cả ăn sáng, nói với con:
– “Bố vui mừng tạ ơn Chúa! Bố mong đợi tin này đã lâu. Nay được rồi thì còn thiết gì của ăn dưới thế nữa.”
Từ hôm đó cho tới ngày bị xử, Ngài không tiếp đón ai nửa. Ngài chỉ âm thầm cầu nguyện, dọn mình để về với Chúa. Ngày các Ngài mong đợi đã tới, thứ Bảy ngày 10 tháng 7 năm 1840, quan giám sát tỉnh Quảng Bình cùng vớI 100 quân lính dẫn thầy Phêrô Nguyễn Khắc Tự và ông Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh ra pháp trường Đồng HớI cũng là nơi đã hành quyết Đức Cha Borie Cao, cha Khoa, cha Điểm. TớI nơi, các Ngài chào từ biệt mọI ngườI rồI quì gốI xuống ngay tạI chỗ đã xử Đức Cha và các cha trước. Sau đó, quân lính tháo gông, trói hai tay vào hai cọc và chân vào một cọc như hình Thánh Giá, rồi vòng giây qua cổ, mỗi đầu giây có 3 tên lính mạnh khoẻ cầm sẵn, đợi ba hồi chiêng trống nổi lên thì hô nhau kéo thật mạnh, xiết cổ lại và tội nhân tắt thở thì buông ra. Các Ngài đã vĩnh viễn lìa bỏ trần thế để về vớI Chúa ngày 10 tháng 7 năm 1840. Con cháu và giáo dân đã xin xác các Ngài đem về an táng tại Kim Sen, nơi thi hài đã chôn táng tổ tiên dòng họ của Ngài.
Ngày nay nếu du khách có dịp hành hương tớI Kim Sen sẽ được đọc hai câu thơ tuyệt hay ghi tên mộ Ngài:
“Nghĩa khí nêu cao trên đất nước,
Oai linh phù hộ khắp non sông”
Trong tờ phúc trình hằng năm về các vụ hành quyết của quan chánh án tỉnh Quảng Bình dâng lên vua Minh Mạng ngày 19 tháng Giêng năm Minh Mạng thứ 22, trong đó có ghi lạI vụ hành quyết thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự và thánh Anton Nguyễn Hữu Quỳnh như sau:
“Án xử giảo tứ khắc có hai tội nhân là Nguyễn Hữu Quỳnh sinh năm 1768 tạI làng Mỹ Hương, tổng Thạch Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng BÌnh, thọ 73 tuổi. Một ngườI nữa tên là Nguyễn Khắc Tự sinh năm 1808, không rõ quê quán, cư ngụ tại ngoại làng Bình Hải, huyện An Mô, tỉnh Ninh Bình, thọ 32 tuổi,lý do ghi trong bán án là theo đạo Gia Tô, ngoan cố không theo lệnh vua mà bỏ đạo.”
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã tuyên phong Ngài lên bậc Chân Phước ngày 27 tháng 5 năm 1900 và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19 tháng 6 năm 1988.
Lm. Nguyễn Ðức Việt Châu, SSS
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận