Ngày 3/7 tới đây, các Ki-tô hữu thuộc tất cả các hệ phái tại Ấn Độ sẽ cử hành Ngày Ki-tô hữu Ấn Độ lần thứ nhất. Đây là sáng kiến được các Ki-tô hữu ở khắp nơi phát động nhằm bác bỏ ý kiến cho rằng Ki-tô giáo là một tôn giáo ngoại lai ở Ấn Độ.
Hồng Thuỷ – Vatican News
Ngày Ki-tô hữu Ấn Độ được cử hành vào ngày lễ thánh Tôma tông đồ. Theo truyền thống, ngài là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng đến Ấn Độ.
Căn tính Kitô giáo trong bối cảnh văn hoá Ấn Độ
Theo những người phát động sáng kiến, “Việc chọn ngày 3/7 là ngày được tổ chức hàng năm đối với những Kitô hữu gốc Ấn Độ là một cách để kỷ niệm con người và sứ điệp của Chúa Giêsu, được thánh Tôma, một trong mười hai tông đồ của Chúa, đưa đến Ấn Độ vào năm 52 sau Công Nguyên”. Họ lưu ý rằng ngày này tưởng nhớ cuộc tử đạo của thánh nhân, vào năm 72 sau Công nguyên ở Chennai: “Khi tổ chức lễ kỷ niệm vào năm 2021, và từ nay trở đi được cử hành hàng năm, chúng tôi muốn bảo tồn căn tính của chúng tôi trong bối cảnh văn hóa Ấn Độ; chúng tôi hiệp nhất với tất cả những người muốn tôn vinh nó, bất kể ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng hay nguyên quán”.
Vượt qua định kiến cho rằng Kitô giáo là ngoại lai
Cha Babu Joseph, dòng Ngôi Lời, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục Ấn Độ, ủng hộ sáng kiến vì nó được phát động bởi các Kitô hữu thuộc các hệ phái khác nhau. Theo cha, việc chọn ngày lễ thánh Tôma đánh dấu một bước tiến tích cực vượt qua những ý kiến hiện có về lịch sử tính của việc thánh tông đồ đến Ấn Độ.” Cha mong muốn UNESCO nhìn nhận một vài Giáo hội cổ kính của Ấn Độ và có những công bố đề cao sự đóng góp của Kitô giáo trong lịch sử Ấn Độ.
Cha Babu nhận định: “Đây sẽ là một bước quan trọng trong việc làm cho Kitô giáo trở thành một phần của lịch sử và căn tính của Ấn Độ. Trước những nỗ lực của một số tổ chức cánh hữu muốn tạo ấn tượng rằng Kitô giáo là ngoại lai đối với Ấn Độ, cần phải làm nổi bật sự cổ xưa của nó tại nước này”.
Công nhận những đóng góp của Kitô giáo
Cha nói thêm: Kitô giáo là một phần của lịch sử Ấn Độ trong 2.000 năm qua và đã hình thành nhiều hình thức sống của người Kitô hữu địa phương. Bất kỳ nỗ lực nào để xoá bỏ sự đóng góp này có nghĩa là phủ định chính nền tảng của Ấn Độ”. “Kitô giáo đã đưa ra những giáo huấn xã hội mới, có tác dụng như một chất xúc tác trong một số phong trào cải cách xã hội Ấn Độ” và “đã là công cụ trong việc giới thiệu nền giáo dục hiện đại”. (Asia News 29/06/2021)
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận