Giữa đổ nát của Mosul, Đức Thánh Cha Phanxicô trao ban thuốc chữa lành cho các vết thương của Iraq
Vị Giáo hoàng đầu tiên chưa từng đến Iraq, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói lên sự đau buồn và hy vọng cho một cộng đồng Ki-tô giáo bị thu hẹp do chịu sự bắt bớ đàn áp và ngài đã rao truyền tình liên đới giữa các tôn giáo.
Thành phố Mosul, Iraq – Sau khi IS nắm quyền kiểm soát thành phố cách đây 07 năm và đã tuyên bố đây là thủ đô của Caliphate, nhóm khủng bố đã tìm cách gây sự sợ hãi sâu xa vào Phương Tây bằng cách thề rằng sẽ chinh phục Roma.
Nhưng với việc IS bị đẩy ra khỏi thành phố, chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô – Vị lãnh đạo của Giáo Hôi Công Giáo Roma đã đến thành phố Mosul vào ngày Chúa Nhật. Trong quãng thời gian bất thường vào cả ngày cuối cùng của chuyến tông du đầu tiên của ngài tới Iraq, Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã đến tận trung tâm bị tổn thương của đất nước này, nêu bật cách trực tiếp nỗi thống khổ, sự bắt bớ đàn áp và xung đột giáo phái đã khiến cho đất nước này phân tán.
“Giờ thì Roma đã đến đây” Ghazwan Yousif Baho, một linh mục địa phương đã mời Đức Thánh Cha đến Mosul đã phát biểu khi chờ đợi Đức Thánh Cha đến nơi. “Ngài sẽ mang đến sự chúc lành của mình để lan tỏa sự bình an và tình anh em. Đó là sự khởi đầu của một kỉ nguyên mới”.
Các Đức Thánh Cha tiền nhiệm đã có ước mơ viếng thăm Iraq, nhưng chỉ Đức Phan-xi-cô là người đầu tiên thực hiện được chuyến đi này. Khi thực hiện điều này, ngài tìm cách bảo tồn cộng đồng ki-tô giáo cổ nhưng đã bị tàn phá và bị teo tóp; ngài xây dựng các mối tương quan với thế giới Hồi Giáo và tái khẳng định chính mình trên trường quốc tế sau hơn một năm bị đình hoãn vì đại dịch virus Corona.
Sau khi cầu nguyện cho những người đã mất ở thành phố Mosul, Đức Phan-xi-cô đã đến các thị trấn phía bắc nơi có nhiều người ki-tô hữu sinh sống hiện nay và thăm một nhà thờ mà trong đó các tín hữu – thường không đeo khẩu trang- đang vui mừng tin tưởng ở Qaraqosh, quê hương của cộng đồng ki-tô hữu lớn nhất nước này.
Ngài đã đi vào giữa dòng người Kurdistan trong một đoàn dài nhân viên bảo vệ được trang bị vũ khí hạng nặng và được bảo vệ bằng các trực thăng. Chặng đường trải dài các trại tị nạn rộng lớn hướng tới Erbil nơi ngài kết thúc ngày thăm viếng bằng việc cử hành Thánh lễ cho hàng nghìn người tại một sân vận động. Cũng ở đó, việc bỏ qua các hạn chế về khoảng cách xã hội đã làm dấy lên sự lo ngại rằng những nỗ lực của Đức Giáo Hoàng để gần gũi đàn chiên của mình có thể gây nguy hiểm cho họ.
Nhưng nhiều người ki-tô hữu đã nói rằng đây là cơ hội để an ủi và chữa lành sau nhiều năm khốn khổ không thể kể xiết còn lớn hơn nguy cơ lây lan dịch bệnh nữa. Những tổn thương của Nước này và những nỗ lực chữa lành của Đức Phan-xi-cô đã được thể hiện đầy đủ tại Mosul – thành phố lớn nhất xếp hạng thứ ba của Iraq.
Đức Thánh Cha đến bằng trực thăng. Dưới ngài, là những lớp vỏ rỗng toang hoang của các tòa nhà và đống đổ nát của các ngôi nhà trải dài như một mỏ đá gạch rộng lớn. Cuộc đấu tranh giữa lính IS và các lực lượng Iraq do Mỹ hậu thuẫn thực sự đã san bằng thành phố là nơi đa dạng và sôi động một thời, và để lại hàng nghìn người dân thường thiệt mạng.
“Mosul chào đón Ngài” đọc những tấm áp phích phủ kín các bức tường đầy những lỗ đạn trông giống như một chứng phát ban nổi lên. Các lan can bằng sắt bị bẻ xoắn cong nhô lên từ các đống tòa nhà đổ nát.
Các trẻ mặc đồ trắng và các thanh thiếu niên vẫy cành ô-liu tạo thành một hành lang chờ đón sự hiện diện của của Đức Thánh Cha và ca đoàn trong trang phục truyền thống cùng tiếng hát vang.
“Tính đồng nhất thực của thành phố này là sự chung sống hài hòa giữa những sắc tộc có nguồn gốc và văn hóa khác nhau” Đức Phan-xi-cô đã phát biểu. Ngài cho biết thêm rằng: con số eo hẹp các ki-tô hữu ở Mosul – một trong những cộng đồng nhân loại lâu đời nhất trên thế giới này và ở Trung Đông đã gây ra “tổn thương không thể kể xiết không chỉ đối với các cá nhân và các cộng đồng có liên quan nhưng còn đối với xã hội mà chúng vứt bỏ sau lưng”.
Số dân kitô của Mosul đông đảo một thời đã giảm xuống còn vài nghìn người trong những năm sau cuộc xâm chiếm do Mỹ dẫn đầu vào năm 2003, và vào năm 2004 ISIS đã trục xuất những người còn lại. Chỉ với 350 ki-tô hữu đã trở về sau khi ISIS bị đánh đuổi vào năm 2017 – hầu hết những người ấy phải đến vùng phía đông thịnh vượng hơn vì là nơi chịu ít thiệt hại hơn.
“Vì vậy, tôi đặc biệt hoan nghênh lời mời của các bạn đến với cộng đồng người ki-tô trở về với Mosul” Đức Phan-xi-cô phát biểu – ngài đã ca ngợi các tình nguyện viên trẻ tuổi Hồi giáo cũng như Ki-tô giáo đang làm việc để tái xây dựng các nhà thờ và các hội đường Hồi giáo.
Sau khi cầu nguyện cho những người đã chết và cho sự hối cải của những kẻ giết người, Đức Phan-xi-cô, người bị đau thần kinh tọa và bước đi khập khiễng, ngài đã đi xe di chuyển đến nhà thờ Công Giáo Syri nơi mà ISIS đã dùng làm nhà xử án. Trên đường đi, ngài đã đi qua bức tường hoạt hình ba cô gái đang vui chơi, khuôn mặt của họ bị nhuốm đen. ISIS đã cấm mô tả người và động vật.
Rana Bazzoiee, 37 tuổi, một bác sĩ phẫu thuật nhi khoa và là ki-tô hữu đã chạy trốn khỏi Mosul trước khi IS tiếp quản vào năm 2014 đã nói: “Chúng tôi, tất cả cùng nhau, ki-tô hữu cũng như người Hồi giáo đều sống ở đây tại Mosul”. Cô cho biết rằng: khi mọi sự có vẻ đã trở lại bình thường đối với thành phố, hy vọng chuyến thăm của Đức Giáo hoàng có thể cải thiện mọi thứ hơn nữa. “Vì sao lại không thế chứ? Chúng tôi đã sống với nhau ở Mosul đã lâu lắm rồi” cô Rana nói.
Trong chuyến đi nhanh của mình, Đức Phan-xi-cô đã tìm cách đạt được tiến trình ý nghĩa trong việc thắt chặt các mối quan hệ giữa giáo hội và thế giới Hồi giáo. Vào ngày thứ Bảy, người Si-ít ở ẩn và có quyền lực cao nhất Nước này – Đại giáo trưởng Al-Sistani đã gặp Đức Thánh Cha và bày tỏ bằng lời phát biểu nhấn mạnh rằng các công dân ki-tô xứng đáng được “sống như tất cả như những người dân Iraq trong sự an toàn và bình an với đầy đủ quyền lợi theo hiến pháp”.
Đức Phan-xi-cô đã kêu gọi cho tình anh em tại cuộc họp các dân tộc thiểu số trên vùng đồng bằng sa mạc của thành Ur vào ngày thứ Bảy, nơi có truyền thống là quê hương của Abraham được cả người Ki-tô, Do thái và Hồi giáo tôn kính.
Hai vị Giáo hoàng tiền nhiệm trước đây đã cố gắng nhưng không thể đến thăm các ki-tô hữu tại Iraq được. Với tư cách là vị Giáo hoàng đã ưu tiên tiếp cận với những người bị loại ra bên lề xã hội và bị lãng quên, chính Đức Phan-xi-cô ngài đã thành công.
Vào chiều ngày Chúa Nhật, các tín hữu ở Qaraqosh, thị trấn lớn nhất của Đồng bằng Nineveh là vùng đất trung tâm người ki-tô ở Iraq đã cảm ơn Đức Thánh Cha vì sự hiện diện của ngài. Họ xếp hàng dài trên các con đường ngoài nhà thờ Công giáo Syri Al-Tahira, cùng với những nhịp vỗ tay và hò la bằng giai điệu địa phương khi xe của ngài đến gần.
Các cư dân Qaraqosh đã chuẩn bị 03 tháng cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha và 04 năm qua đã sửa chữa những thiệt hại do ISIS gây ra. Đối với nhiều người, chuyến tông du của Đức Thánh Cha là một cơ hội để mừng sự tồn tại của cộng đồng này.
Một linh mục trẻ cầm khăn đã nhảy múa trên đường gần nhà thờ trong khi đó nhóm các nữ tu mặc áo choàng trắng trên sân thượng cầm những quả bóng bay đầy sắc màu rực rỡ. Các quý bà và thiếu nữ mặc trang phục truyền thống công giáo với những chiếc khăn màu rực rỡ được thêu dệt khung cảnh nhà thờ và cuộc sống gia đình, đã vẫy chào Đức Thánh Cha bằng cành ô-liu.
Hàng trăm người đông kín trong nhà thờ, khiến một quan chức Vatican buộc phải nói với các nhà tổ chức Iraq rằng đã không đủ chỗ giữa những người ở băng ghế. Khẩu trang đã bị loại bỏ không dùng đến. Nhưng virus corona dường như ít gây ảnh hưởng tới sự lo lắng đối với những người tham dự.
Qaraqosh, chỉ 20 dặm tính từ Mosul, trước đây đã từng bị chiếm đóng bởi ISIS vào năm 2014 và nắm quyền 03 năm trước khi được giải phóng bởi các lực lượng Iraq mà Hoa Kì làm hẫu thuẫn. 50.000 cư dân của Qaraqosh đã chạy trốn khi ISIS đến và những người này đã trở lại thì thấy những ngôi nhà đã bị đốt cháy và cướp phá cũng như các nhà thờ đều bị hư hỏng nặng. Khoảng một nửa dân số đầu năm 2014 đã không bao giờ trở lại nữa.
ISIS đã biến nhiều ngôi nhà thành nhà máy sản xuất ô-tô bom và bao gồm cả ngôi nhà của Edison Stefo – là hiệu trưởng một trường học và là một trong số những giáo dân đang chờ trong nhà thờ.
Ông nói rằng: ông đã hy vọng chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha có thể khuyến khích giáo dân trở lại.
Ông Stefo nói: “Đây như là một giấc mơ vậy. Chúng tôi cảm nhận như là Đức Thánh Cha là một trong số những người chúng tôi vậy – ngài đến từ vùng đất của chúng tôi và biết rõ những gì chúng tôi đã trải qua”.
Đức Thánh Cha kết thúc ngày thăm viếng bằng việc cử hành thánh lễ tại một sân vận động ở Erbil. Trong những ngày trước chuyến tông du, khi mà tình trạng nhiễm virus corona tăng đột biến ở Iraq và những lo ngại về đám đông dự tính ngày càng gia tăng, Vatican đã khẳng định rằng tất cả các sự kiện sẽ diễn ra đảm bảo giữ khoảng cách và an toàn xã hội.
Thế nhưng, các linh mục đã tổ chức chuyến đi tham dự Thánh lễ, và có cả các chuyến xe chở các giáo dân nữa. Hơn 10.000 người, có nhiều người đội mũ trắng trang trí khuôn mặt của Đức Thánh Cha, họ đã vào sân vận động. Họ đã ngân vang theo những câu kinh và bày tỏ niềm vui và thỏa mãn vì cuối cùng thì một vị Giáo hoàng đã đến tìm gặp họ.
Đức Thánh Cha kết thúc sự kiện công khai cuối cùng trong chuyến đi của mình và tự gọi mình là “người lữ hành giữa các bạn ở đây” và kết thúc chuyến đi vào ngày thứ Hai khi trở về Roma. Ngài nói “hôm nay, tôi đã thấy trước tiên là giáo hội tại Iraq vẫn sống động”.
Văn Cao chuyển ngữ từ: https://www.nytimes.com
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận