Lý do Tin mừng trong thánh lễ được nhiều người hôn kính?

Listen to this article

Hôn Tin mừng trong thánh lễ là một truyền thống cổ xưa và giàu tính biểu tượng. Nikolaus Gihr trong cuốn “Thánh Lễ” đã giải thích rằng “Sách Tin mừng, hay đúng hơn bản văn thánh của Tin mừng nói chung, biểu trưng cho chính Chúa Cứu Thế của chúng ta – hình ảnh của Chúa Kitô – và do đó, luôn là đối tượng của sự tôn kính tôn giáo

pv

Phụng vụ đầu tiên của Giáo hội Công giáo cho thấy một sự tôn kính đặc biệt đối với Tin mừng dành cho tất cả những người hiện diện.

Thực hành hiện nay trong Giáo hội Công giáo theo nghi lễ Rôma chỉ dẫn rằng các linh mục hay phó tế hôn sách Tin mừng sau khi công bố. Khi có sự hiện diện của Giám mục, Hồng y hoặc Giáo hoàng, sách Tin mừng được mang đến cho các ngài, và người có chức vị cao nhất sẽ hôn Tin mừng. 

Hôn Tin mừng trong thánh lễ là một truyền thống cổ xưa và giàu tính biểu tượng. Nikolaus Gihr trong cuốn “Thánh Lễ” đã giải thích rằng “Sách Tin mừng, hay đúng hơn bản văn thánh của Tin mừng nói chung, biểu trưng cho chính Chúa Cứu Thế của chúng ta – hình ảnh của Chúa Kitô – và do đó, luôn là đối tượng của sự tôn kính tôn giáo… Sau khi được nếm trải trong Tin mừng của Chúa biết bao sự ngọt ngào, sự hoàn hảo của giáo huấn, những an ủi, những lời hứa đầy tích cực và khích lệ, tâm hồn của vị linh mục tràn ngập niềm vui và hạnh phúc, ngài hôn Lời Hằng Sống để chứng tỏ sự tôn kính sâu xa, tình yêu lớn lao và mãnh liệt của mình đối với Lời Chúa”.

Công đồng Vatican II đã nhắc lại niềm xác tín này trong văn kiện rằng Chúa Giêsu hiện diện cách đặc biệt khi Lời của Ngài được công bố trong Thánh lễ : “Ngài hiện diện trong Lời của Ngài, bởi vì chính Ngài nói khi Kinh Thánh được đọc lên trong Giáo hội”.

Điều này không thay thế sự hiện diện thực sự của Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nhưng muốn nhắc nhở chúng ta về quyền năng đặc biệt của Lời Chúa.

Với ý tưởng trên, thật không có gì đáng ngạc nhiên khi các Kitô hữu tiên khởi muốn hôn sách Tin mừng sau khi Lời Chúa được công bố trong Thánh lễ. Điều này được thực hiện để bày tỏ lòng mến yêu của họ đối với Chúa và nhìn nhận sự hiện diện của Chúa qua Lời Ngài.

Trong một cuốn sách về Thánh lễ của Thomas Frederick Simmons, lịch sử này được giải thích bằng cách tham khảo nhiều nguồn tài liệu và phụng vụ khác nhau của Giáo hội Đông phương:

“Cuốn Ordo Romanus mô tả phó tế, sau khi đọc Tin mừng, đã chuyển sách đó cho phụ phó tế, mặc áo choàng nâng sách trước ngực, mang đến cho giám mục, là người hôn đầu tiên, tiếp đến là các giáo sĩ và sau cùng là giáo dân”.

“Trong Giáo hội Hy lạp, qui tắc tương tự cũng được tuân giữ. Vị linh mục đi dọc theo gian giữa nhà thờ, và Tin mừng thứ tự được hôn bởi cộng đoàn giáo dân tham dự. Benandot trích dẫn qui định của phụng vụ copta, theo đó công đoàn giáo dân phải theo gương các linh mục, hôn sách Tin mừng được mang đến cho họ sau khi được công bố”.

Tập tục này được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau cho đến thế kỷ 13, trước khi được dành riêng cho hàng giáo sĩ.

Người Công giáo vẫn được khuyến khích hôn Kinh thánh, mặc dù không nằm trong bối cảnh phụng vụ. Truyền thống cổ xưa cho phép bất cứ ai cũng có thể hôn Tin mừng nay không còn là một phần của phụng vụ nữa, bởi lẽ, nó sẽ tạo ra một hàng dài như khi lên rước lễ và đồng thời kéo dài thời gian của Thánh lễ.

Dù sao đây cũng là một truyền thống tốt đẹp, qua đó chúng ta thừa nhận sức mạnh của Lời Chúa Giêsu trong Tin mừng.

Philip Kosloski 
Dịch: Giuse Võ Tá Hoàng

Nguồn tin: gpquinhon.org

Trả lời