Chào các bạn rất thân mến! Một vấn đề đã có những lúc ta đã sống, nhưng cũng có những lúc ta quên sống, và cũng có những lúc ta không biết phải sống như thế nào cho phù hợp. Hôm nay, chúng ta cùng nhau chia sẻ, chúng ta cùng nhau học hỏi, và chúng ta cùng nhau tìm hiểu, để rồi chúng ta sống tốt hơn giữa đời, và hơn nữa là xứng đáng làm con của Chúa. Đề tài mà mình sẽ cùng với các bạn tìm hiểu và sống, ấy là: NHÂN BẢN KI TÔ GIÁO
GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Bài giới thiệu
Hôm nay, chúng ta cùng nhau chia sẻ, chúng ta cùng nhau học hỏi, và chúng ta cùng nhau tìm hiểu, để rồi chúng ta sống tốt hơn giữa đời, và hơn nữa là xứng đáng làm con của Chúa.
Đề tài mà mình sẽ cùng với các bạn tìm hiểu và sống, ấy là:
NHÂN BẢN KI TÔ GIÁO
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu NHÂN BẢN là gì?
Xin mời bạn nào biết?
NHÂN: NGƯỜI, NHÂN ĐỨC, NHÂN CÁCH
BẢN: GỐC, NỀN TẢNG, BẢN LỀ
Nhân Bản là phong cách sống tốt.
Đúng là nhân bản là một phong cách sống tốt, nhằm giúp con người đạt đến trưởng thành, mà muốn đạt đến sự trưởng thành nhân bản, thì phải cần đến sự giáo dục, nhờ có được giáo dục mà ta mới sống đúng với cái ĐAỌ LÀM NGƯỜI, khi đã sống tốt cái ĐẠO LÀM NGƯỜI, thì ta mới có thể sống được cái ĐẠO LÀM CON CHÚA.
1. Mục Tiêu: Giúp con người đạt trưởng thành nhân bản.
2. Tầm quan trọng:
b. Sự trưởng thành nhân bản là nền tảng của trưởng thành kitô hữu, để xứng đáng làm con của Chúa.
Chúng ta nghe Giáo Huấn của Hội Thánh dạy ta về đời sống này:
3. Giáo Huấn của Giáo Hội:
“Mọi (tín hữu) nên kính trọng nghề nghiệp chuyên môn, ý nghĩa gia đình và ý nghĩ công dân cũng như những đức tính liên quan đến đời sống xã hội, chẳng hạn sự lương thiện, tinh thần công bình, lòng thành thực, lòng nhân hậu, lòng quả cảm; không có những đức tính đó không có đời sống Kitô hữu đích thực” (TĐ. số 4).
Kết: Giáo dục nhân bản nhằm hướng đến con người trưởng thành theo một khuôn mẫu đó là Chúa Giêsu.
Giáo dục nhân bản để xứng đáng là người và là người kitô hữu.
Chúng ta sẽ đi vào từng chi tiết để khám phá con người trưởng thành nhân bản, con người trưởng thành nhân bản kitô giáo như thế nào.
PHẦN I
NGƯỜI LỊCH SỰ
LỊCH SỰ LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CÓ GIÁO DỤC
GIÁO DỤC NHÂN BẢN KHỞI ĐẦU BẰNG LỊCH SỰ
HÌNH THỨC CỦA LỊCH SỰ
ĐƯỢC XÃ HỘI THỎA THUẬN TUÂN GIỮ
ĐỂ NGƯỜI VỚI NGƯỜI SỐNG TỐT ĐẸP HƠN.
LỊCH SỰ LÀ BÔNG HOA THƠM ĐẸP
LÀM CHO NGƯỜI LỊCH SỰ ĐƯỢC YÊU MẾN.
Các bạn thân mến! Các bạn thấy bông hoa này xinh đẹp không? Hoa đẹp vì hoa có: Cánh hoa, sắc hoa, nhụy hoa, đài hoa, lá hoa…bây giờ mình ngắt cái nhụy hoa này đi, ngắt hết lá của cành hoa đi, các bạn thấy cái hoa này như thế nào?
Hoa vẫn là hoa. Nhưng nó trơ trẽn làm sao phải không các bạn?
Hoặc là con chim sáo, hót cũng hay mà nói cũng vui tai ( ở nhà của mình, có một anh nuôi chim sáo, không biết ai dạy cho nó nói: bất kỳ người nào đi qua đều được chào: hello, nếu không chào lại, nó sẽ nói chào tiếp: xin chào, sau đó nó mới nói: “ vàng lên giá chú”
Con chim như thế cũng vui và đáng quý, nhưng nếu mà nhổ hết lông nó đi, thì nó vẫn là Chim, nhưng thấy nó làm sao đấy.
Cũng vậy, trong đời sống của chúng ta, ai cũng là con người, nhưng có những lúc ta sẽ biết CON NGƯỜI đó là người hay chỉ là con.
Bạn nào có thể cho biết, khi nào ta có thể nhận thấy nơi con người chỉ còn là CON?
Mời các bạn, mạnh dạn lên, nói sai nói lại, nói lộn cũng không sao, vì trứng vịt còn lộn, bây giờ có cả trứng chim cút lộn nữa đấy.
Các bạn cứ đi ra ngoài đường đi rồi sẽ biết, sẽ thấy. Khi đi xe, đến ngã 4, đèn đỏ mình ngừng lại, mọi người cũng ngừng lại, được vài giây, thế là phía sau có tiếng kèn xe inh ỏi, sau đó có tiếng người la lớn, chạy đi, mình mới nói và chỉ vào đèn đỏ.
Thế là được người kia tặng cho một câu “ bất hủ” ĐM mày, không chạy đi, đứng đó muốn chết hả? Mình nhìn lại thấy có một số người chạy dù đèn đang đỏ. Không biết phải nói như thế nào đây?
Theo các bạn, người kia lúc đó là TÍNH CON người hay tính con gì?
Chính vì vậy mà ta cần phải học cho biết thế nào là LỊCH SỰ.
Theo các bạn, LỊCH SỰ là gì?
Mời bạn. Cám ơn bạn…
I. LỊCH SỰ LÀ:
1. Xử thế hoàn hảo, nhằm đối xử với nhau cách tôn trọng, làm đẹp cuộc sống chung.
2. Là nhân đức:
– Công Bằng.
– Bác ái.
3. Cái hồn của Lịch sự:
– Chân Thành.
- Có lẽ ai trong chúng ta cũng muốn người khác đối xử với mình một cách lịch sự, ấy là muốn người khác phải biết tôn trọng mình, muốn người khác phải đối xử với mình một cách công bằng, một cách bác ái, một cách chân thành.
Còn chúng ta, chúng ta có biết tôn trọng người khác hay không? Chúng ta có biết đối xử với người khác một cách công bằng hay không? Chúng ta có biết sống tình bác ái với người khác hay không? Và có biết sống chân thành với nhau hay không?
Trong tin mừng MT có viết thế này: “ điều gì ngươi muốn người khác làm cho mình, thì chính ngươi cũng hãy làm cho người ta.” (Mt 7,12)
Như vậy, đời sống LỊCH SỰ là một thứ không thể thiếu được của con người, đời sống LỊCH SỰ là một bổn phận. Nhưng bổn phận lịch sự đó đối với ai?
Chúng ta biết rằng: con người được Thiên Chúa tạo dựng, và được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa, vì vậy mà con người cần phải biết LỊCH SỰ với chính Thiên Chúa.
Lịch sự với Thiên Chúa là thế nào?Thưa rằng: Ngài phải được ta thờ phượng và kính yêu một cách đặc biệt, nghĩa là: Điều răn thứ mấy các bạn nhỉ?
Rồi mỗi buổi sáng thức dậy: ta phải nhớ ngay đến Chúa, dâng ngày đó cho Chúa, cám ơn Chúa đã ban cho ta một đêm với giấc ngủ. Khi ta ăn uống hay làm việc, ta cũng phải nhớ đến Chúa đã ban cho ta, rồi tối trước khi đi ngủ, ta cũng phải nhớ đến Chúa, vì Chúa đã ban cho ta một ngày qua.
Chúng ta ai cũng biết rằng: chúng ta được sinh ra trong tình yêu của Bố Mẹ, Bố Mẹ đãvất vả hy sinh để sinh thành và dưỡng dục ta nên người, vì vậy mà mỗi người con phải biết lich sự với Bố Mẹ ông Bà, đó là lòng hiếu thảo, vâng lời và giúp đỡ, cầu nguyện cho các ngài.
Trong môi trường của gia đình, chúng ta được sống trong tình yêu của những người thân yêu, và cha mẹ muốn ta được phát triển nhân cách một cách toàn diện, nên đã cho ta đến trường học. Những người đã thay mặt bố mẹ để giáo dục, để hướng dẫn ta sống tốt hơn. Vì vậy mà ta cần phải biết lịch sự, lịch sự đó được diễn tả qua tâm tình tôn kính, lòng yêu thương, lễ độ và cởi mở, chân thành….
Các bạn có biết bài hát:… không ai là một hòn đảo không?
Trong cuộc sống của ta, ngoài gia đình, ngoài những người có trách nhiệm hướng dẫn chúng ta, chúng ta sống còn có làng xóm, chúng ta sống còn có người này người kia.
Vì vậy, dù những người mà ta gặp gỡ là ai đi chăng nữa, dù họ là nam hay nữ; dù họ là già hay trẻ; dù họ đối xử với ta như thế nào…… thì ta, ta cũng phải biết tôn trọng và đối xử lịch sự với họ, ta phải giúp đỡ và làm gương sáng cho họ.
Trong thời gian rao giảng, Chúa Giêsu có nói thế này:
“ hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em..” (Mt: 6,44)
Nếu như trong đời sống, ta chỉ biết lịch sự với mọi người, còn bản thân ta thì ta không cần lịch sự, như vậy có được không?
Xin thưa rằng: Ai không lịch sự với bản thân mình, thì làm sao có thể lịch sự với người khác. Ai bất nhã với mình, cũng sẽ có thói vô lễ với tha nhân.
Không biết mỗi khi các bạn đến những nơi lạ, đến những nơi như bến tàu bến xe, các bạn có tâm trạng gì không?
Với mình, mình có nhiều tâm trạng:
Vui: vì đến những nơi như thế ta vẫn còn gặp được những câu nói: xin chào, cám ơn, xin lỗi, không có gì…..
Chia sẻ với các bạn câu chuyện, để rồi các bạn suy nghĩ, và cũng là để kết thúc giờ chia sẻ hôm nay.
Cứ mỗi khi trong lớp có người mừng sinh nhật, là buổi tối Bề Trên Giám Đốc cho mọi người đi phố ăn chè.
Tối đó, mọi người đạp xe đạp để vừa dạo phố, vừa đi ăn chè. Trên đường đi, một chiếc xe honda chạy ngược chiều và tong vào một người thế là người đi xe honda bị té xuống, xe bị bể đèn, anh em mới đến và hỏi:
Xin lỗi anh có sao không?
Thế là người kia mới bảo rằng, lo đền xe cho tôi. Anh em mới nói rằng: anh đi ngược đường, đã không biết có lỗi rồi, giờ còn bắt người khác đền xe à?
Theo các bạn, các bạn nghĩ vì sao anh chàng đi xe honda kia bắt anh em mình phải đền xe?
Mời các bạn.
Anh ta bảo rằng: mình nói xin lỗi, là do mình có lỗi nên mới xin.
Các bạn học về Lịch sự, và các bạn biết người lịch sự thì phải đối xử như thế nào, phải luôn có những câu nói nào trên môi miệng?
Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu trong những phần sau.
II. LỊCH SỰ LÀ BỔN PHẬN:
a. Với Chúa
b. Với ông bà cha mẹ.
c. Với người phụ trách.
d. Với mọi người.
e. Với chính mình.
III. NGƯỜI LỊCH SỰ THƯỜNG NÓI:
a. Kính chào.
b. Cám ơn.
c. Xin lỗi.
d. Làm ơn, xin phép, xin vui lòng.
Tin cùng chuyên mục:
Tiền Chủng Viện Thánh Liêm khai giảng năm học mới
Cáo phó: Ông Cố Inhaxiô Đoàn Như Bắc
Cáo phó: Ông Cố Giuse Vũ Văn Khiêm
Kỷ niệm 15 năm Hồng Ân Giám mục của Đức Cha Giáo phận